Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động khi công ty có sự thay đổi về thành viên, cổ đông hay thay đổi chiến lược kinh doanh là điều thường thấy khi mà thị trường luôn biến động như hiện nay. Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:
1. Các trường hợp được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thủ tục chuyển đổi
Chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp là việc làm thay đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp từ loại hình này sang một loại hình khác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển đổi cho nhau. Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ thừa nhận việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trong 04 trường hợp và đối với từng trường hợp chuyển đổi, thủ tục chuyển đổi cũng khác nhau.
2. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ trường hợp chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần hoặc ngược lại mà công ty sau chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thì không cần làm thủ tục quyết toán.
3. Sử dụng hóa đơn
Trong trường hợp doanh nghiệp còn hóa đơn và muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì cần phải làm các thủ tục sau:
- Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng;
- Gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Còn trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ và muốn chuyển sang dùng hóa đơn mới thì thực hiện như sau:
- Hủy hóa đơn đơn chưa sử dụng;
- Làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn.
4. Thay đổi con dấu
Do nội dung con dấu của doanh nghiệp bao gồm tên công ty và mã số công ty. Vì vậy, khi thay đổi loại hình doanh nghiệp thì con dấu pháp nhân của doanh nghiệp cũng phải thay đổi. Sau khi tạo con dấu mới, công ty phải thực hiện thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở trước khi sử dụng.
5. Thay đổi thông tin các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp
Sau khi thay đổi loại hình doanh nghiệp dẫn đến thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo tên mới.
- Đối với giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
- Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan
Sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, đương nhiên tên doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi cho nên cần thông báo đến các cơ quan liên quan về sự thay đổi tên doanh nghiệp cũng như sự thay đổi loại hình của doanh nghiệp.
Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
Căn cứ pháp lý: