Khái niệm chung về Chia tách doanh nghiệp: Chia tách doanh nghiệp là hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp để mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ khái chia tách doanh nghiệp là gì? và cũng chưa phân biệt được 2 hoạt động này. Hiểu được điều đó, Hoàng Tân Minh sẽ cung cấp những khái niệm và thông tin cần thiết nhất về Chia tách doanh nghiệp là gì? và hình thức chia tách để doanh nghiệp tham khảo.
1. Chia doanh nghiệp:
Chia doanh nghiệp là gì? Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại.Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia công ty. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
2. Tách doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách & chia tách sáp nhập doanh nghiệp) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua quyết định tách công ty. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.
3. Hợp nhất doanh nghiệp:
Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. ( A + B = C) hoặc (B + A = C)
4. Sáp nhập doanh nghiệp:
Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. (A + B = B) hoặc (A + B = A)
So sánh điểm giống và khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp (so sánh chia và tách doanh nghiệp)
So sánh | Chia doanh nghiệp | Tách doanh nghiệp |
Giống nhau | Đối tượng: công ty TNHH và công ty cổ phần Công ty chia, tách cùng loại với công ty bị chia, bị tách Các công ty sau khi chia và tách vẫn liên đới chịu trách nhiệm của công ty trước khi chia và tách. Thủ tục: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia, tách công ty Gửi chủ nợ và thông báo đến người lao động (trong vòng 15 ngày) về việc chia, tách công ty Thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm mới thành viên điều hành; đăng ký kinh doanh công ty mới. |
|
Khác nhau | Công ty được chia thành nhiều công ty cùng loại A -> B + C Trong đó: A. công ty bị chia B, C. công ty mới |
Doanh nghiệp tách bằng cách chuyển một phần tài sản của mình hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới A -> A + B Trong đó: A. công ty bị tách B. công ty mới |
Doanh nghiệp bị chia không còn tư cách pháp lý nữa và công ty mới bắt đầu hoạt động | Doanh nghiệp bị tách vẫn tiếp tục hoạt động |
Phân biệt chia và tách doanh nghiệp Có thể dễ dàng nhận thấy việc chia doanh nghiệp sẽ làm mất đi doanh nghiệp cũ còn tách doanh nghiệp thì vẫn giữ doanh nghiệp cũ và thành lập một doanh nghiệp mới. Chúng đều có ưu nhược điểm khác nhau, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về thủ tục chia tách doanh nghiệp.