Thời gian tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế không? Các trường hợp được phép ngừng đóng thuế theo quy định.
Hộ kinh doanh ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể, Hộ kinh doanh chỉ tạm ngừng kinh doanh sau đó kinh doanh lại hay sẽ ngừng hẳn hoạt động kinh doanh, nếu hộ kinh doanh ngừng hẳn hoạt động kinh doanh của hộ thì hộ sẽ làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh.
* Trường hợp 1: Khách hàng tạm ngừng kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể một thời gian:
Căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC sửa đổi điểm đ, Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (gọi chung là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như sau:
“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.”
Căn cứ theo quy định trên nếu người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế. Nếu doanh nghiệp không nghỉ trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Theo quy định tại Điểm 1, Mục II, Thông tư 96/2002/TT-BTC hướng dẫn như sau: "Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức thuế Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm”.
Theo Hướng dẫn tại Công văn 1263/TCT-KK ngày 18 tháng 04 năm 2013:
“Người nộp thuế thực hiện đúng các quy định về thông báo cho cơ quan thuế việc tạm ngừng kinh doanh thì kê khai, nộp thuế môn bài như sau:
1. Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (01/01-31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh.
Nếu người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm; nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.
2. Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (thời gian tạm nghỉ kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm của năm dương lịch thứ nhất.
Đối với năm dương lịch thứ 2, nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm; nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.”
* Trường hợp 2: Khách hàng ngừng hẳn hoạt động kinh doanh, không kinh doanh nữa thì hộ kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể.
– Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.
Điều 204 Luật doanh nghiệp 2014 quy định hồ sơ giải thể doanh nghiệp:
+ Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
+ Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định thứ tự phân chia tài sản như sau:
* Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
– Chi phí phá sản;
– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
* Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Như vậy, đối với trường hợp giải thể hộ kinh doanh hay phá sản doanh nghiệp thì bạn vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước.